DU HỌC – CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG KỸ NĂNG GÌ?
Trong quá trình tư vấn, đây cũng là một câu hỏi mà mình thường xuyên gặp nhất. Thế nên hôm nay, mình sẽ tổng hợp lại một số kỹ năng mà các bạn cần chuẩn bị hoặc rèn luyện cho bản thân nếu đã hoặc sẽ trở thành một du học sinh nhé!
🌀1. Kỹ năng tự lập
Du học có nghĩa là bạn phải tự làm mọi việc từ bé đến lớn, tự nấu ăn, tự giặt giũ, tự chăm sóc, tự lau dọn, tự chi tiêu, tự học… Môi trường của một du học sinh bắt buộc bạn phải như thế. Bởi lẽ không ai có thể giúp đỡ bạn như khi còn sống với gia đình. Tự lập giúp bạn học cách để giải quyết tất cả mọi việc khó dễ dù trước đây bạn chưa làm bao giờ, giúp bạn có được hàng tá kinh nghiệm rút ra trong cuộc sống hàng ngày, biết được khả năng cũng như hạn chế của mình, trưởng thành hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bạn có được kỹ năng này – hay kỹ năng nào khác – chính là phải luyện tập và thực hành. Vì thế, hãy rèn luyện ngay từ bây giờ, ngay từ những điều nhỏ nhất nhé! 😉
🌀2. Kỹ năng quyết đoán trong tất cả mọi việc
Ở kỹ năng này, muốn bạn rèn luyện tính vững vàng, tự tin vào bản thân, quyết đoán hơn trong mọi tình huống. Trong nhiều trường hợp, tính quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn ứng phó linh hoạt vượt qua khó khăn, giải quyết tình huống nhanh gọn và có hiệu quả. Bạn hãy xem, một người có thái độ tích cực, khi gặp khó khăn đều tự bảo mình những câu “phải làm thế này, phải giải quyết thế kia…” để họ có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề chứ không chỉ đổ thừa với bất kỳ lí do nào vì không giải quyết được, hoặc để đấy mặc mọi chuyện tiếp diễn ra sao. Bạn hãy học và thể hiện sự quyết đoán của mình, đấy là kỹ năng cần thiết và nó giúp bạn luôn có hiệu quả trong công việc.
🌀3. Kỹ năng xin việc
Chắc hẳn 99% các bạn du học sinh trước khi lên đường du học đều ấp ủ dự định sẽ kiếm việc làm thêm gì đó để trang trải phần nào chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên khi sang đến nơi rồi, các bạn thường bị bối rối không biết xin kiểu gì, nản chí khi bị từ chối mặc dù đó là chuyện rất bình thường. Vì vậy, nếu xác định sẽ đi làm thêm, đừng quên trang bị cho mình vốn từ vựng cơ bản để xin việc, đồng thời học các thuyết phục các chủ doanh nghiệp, nhà hàng nhé. 😋
Chắc hẳn 99% các bạn du học sinh trước khi lên đường du học đều ấp ủ dự định sẽ kiếm việc làm thêm gì đó để trang trải phần nào chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên khi sang đến nơi rồi, các bạn thường bị bối rối không biết xin kiểu gì, nản chí khi bị từ chối mặc dù đó là chuyện rất bình thường. Vì vậy, nếu xác định sẽ đi làm thêm, đừng quên trang bị cho mình vốn từ vựng cơ bản để xin việc, đồng thời học các thuyết phục các chủ doanh nghiệp, nhà hàng nhé. 😋
🌀4. Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ
Du học là bạn có thêm nhiều mối quan hệ, sự va chạm với các nền văn hóa khác nhau. Nhưng thử tưởng tượng xem, bạn sống trong một môi trường mà không có một mối quan hệ tốt nào được xây dựng sẽ ra sao? Xét trong phạm vi nhỏ, ở lớp học mới, bạn ngồi một chỗ, giương mắt u buồn nhìn người khác mãi ư? Nơi sinh hoạt mới, bạn bị bỏ rơi kiểu như không ai biết đến sự tồn tại của mình. Bạn bị lạc trong một đám đông ở nơi xa lạ. Bạn sẽ giải quyết mọi chuyện như thế nào? Lúc này chẳng phải tốt nhất là bạn nên mở rộng các mối quan hệ hơn?
Vậy đấy! Xây dựng một mối quan hệ tốt là kỹ năng vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Luôn luôn có lợi cho bạn trong mọi môt trường hợp. Hãy mở rộng các mối quan hệ hơn. Ngoài việc xây dựng sự liên kết từ bạn bè, còn có thể tận dụng những tiện ích mà xã hội thông tin ngày nay đem lại. Hãy liên kết Facebook, dùng các ứng dụng chat chit để thăm hỏi mọi người theo một hướng tích cực, dừng đi quá sâu vào cuộc sống ảo. Chỉ cần bắt đầu từ những việc nhỏ và đơn giản nhất, bạn sẽ thấy lợi ích từ việc đầu tư vào những mối quan hệ.
🌀5. Kỹ năng chọn bạn
Ở môi trường nước ngoài, việc có một người bạn đã khó, nhưng chọn đúng bạn lại là việc khó hơn. Có những người bạn chơi rất hợp nhưng khi học chung lại không hề có cùng quan điểm hay thái độ cộng tác. Chính vì thế, không tính những lần học nhóm hay thuyết trình đầu tiên, bạn nên chịu khó quan sát và chọn ra cho mình một người bạn tiềm năng để rủ họ cùng làm việc.
Đối với những người bạn không nghiêm túc khi học nhóm chung (trễ hạn nộp, không chịu làm bài…) bạn nên cứng rắn thẳng thắn nói chuyện với họ hoặc nhờ đến trợ giúp của giảng viên.
Đối với những người bạn không nghiêm túc khi học nhóm chung (trễ hạn nộp, không chịu làm bài…) bạn nên cứng rắn thẳng thắn nói chuyện với họ hoặc nhờ đến trợ giúp của giảng viên.
Cuối cùng, có một sự thật cần lưu ý là ở nơi nào có nhiều sinh viên quốc tế thì nơi đó dễ kết bạn và không khí học tập cũng cởi mở hơn nhiều những nơi có toàn sinh viên bản địa. Tóm lại, để có được cảm tình của tất cả, ngay từ đầu bạn hãy thân thiện mỉm cười hay chào hỏi tất cả mọi người xung quanh.
🌀6. Kỹ năng nói “không”
Sinh viên nước ngoài, đặc biệt những bạn bè đến từ các nước châu Mỹ Latinh hoặc khu vực Địa Trung Hải thường rất “chịu chơi”. 😂 Họ có lẽ là những sinh viên quốc tế ham tiệc tùng nhất mà bạn sẽ gặp. Chính vì thế, khi kết bạn với họ, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tâm thế nói “Không” trước một số cuộc vui quá đà, đặc biệt là khi những party này ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc làm thêm hay quan trọng nhất là việc học của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng phải biết mình biết ta trong khâu mua sắm, đặc biệt là với các du học sinh nữ. Nếu tháng này bạn đã cạn tiền ăn và ở nhà cũng không còn lương thực khô trữ sẵn, hãy thẳng thừng nói không với cái váy lung linh ở bên trong cửa kính! Liệu pháp tinh thần tốt nhất của khoảnh khắc đó là bạn nên biết chiếc váy sẽ được bán với giá rẻ hơn 50% trong mùa sales tới, và nếu mua nó lúc này bạn sẽ trở thành một kẻ “đã vô sản rồi còn bị mua hàng… hố”.
🌀7. Kỹ năng “lập trình” công việc nhà
Đi du học, bạn sẽ phải đạo diễn từ A đến Z công việc nhà. Điều này là cực hình không chỉ của du học sinh Việt mà còn với sinh viên quốc tế. Nhưng yên tâm là một khi có đầu óc tổ chức một chút, bạn sẽ thấy những việc này cũng không tốn thời gian lắm đâu.
Nếu sống chung với bạn bè quốc tế, bạn nên thống nhất việc dọn dẹp nhà chung vào cuối tuần. Cứ đến giờ đó thì làm theo đúng nguyên tắc. Về chuyện bếp núc, bạn có thể nấu vào buổi tối hôm trước để chuẩn bị thức ăn cho buổi trưa hôm sau, hoặc cũng có thể cắm cơm từ sáng trong lúc tắm để tối về nhà khỏi phải tốn thời gian cho việc này. Từ khóa của kỹ năng này căn bản là n trong 1, hô biến bạn thành một người linh động.
Nếu sống chung với bạn bè quốc tế, bạn nên thống nhất việc dọn dẹp nhà chung vào cuối tuần. Cứ đến giờ đó thì làm theo đúng nguyên tắc. Về chuyện bếp núc, bạn có thể nấu vào buổi tối hôm trước để chuẩn bị thức ăn cho buổi trưa hôm sau, hoặc cũng có thể cắm cơm từ sáng trong lúc tắm để tối về nhà khỏi phải tốn thời gian cho việc này. Từ khóa của kỹ năng này căn bản là n trong 1, hô biến bạn thành một người linh động.
🌀8. Kỹ năng thức khuya dậy sớm
Nhiều du học sinh không thể thu xếp thời gian tự học vào ban ngày (vì lí do bận học ở trường hoặc đi làm thêm) nên nhiều bạn đã chọn thức khuya làm bài. Đặc biệt là vào kì thi, tần số thức khuya càng diễn ra thường xuyên hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng ôn bài, bạn không nên ngồi gần cái máy tính (có kết nối Internet) và cũng đừng nên ngồi quá gần chiếc giường êm ái! Cách duy nhất để giải quyết tình trạng thức khuya học bài là phải thiết kế lại thời gian biểu giữa việc làm thêm và học tập.
Còn một khó khăn nữa là việc phải dậy sớm đi học vào buổi sáng. Du học sinh không phải ai cũng có cơ hội ở ngay trong khu kí túc xá Đại học, chính vì thế nhiều người phải trải qua một quãng đường dài hàng tiếng đồng hồ bằng phương tiện công cộng để đến trường. Vào mùa Đông, việc đấu tranh nội tâm giữa việc “đi học hay ngủ tiếp” vì thế cũng xảy ra thường xuyên hơn. Vào những lúc đó hãy nghĩ rằng buổi học hôm nay cũng quan trọng như khi có bài kiểm tra, hoặc “chỉ cần bước ra ngoài trời tuyết mình sẽ hết buồn ngủ ngay”. Để giải quyết vấn đề nan giải này, bạn nên lưu ý việc chọn thuê nhà ngay từ đầu sao cho thuận tiện cả việc đi học lẫn làm thêm.
Còn một khó khăn nữa là việc phải dậy sớm đi học vào buổi sáng. Du học sinh không phải ai cũng có cơ hội ở ngay trong khu kí túc xá Đại học, chính vì thế nhiều người phải trải qua một quãng đường dài hàng tiếng đồng hồ bằng phương tiện công cộng để đến trường. Vào mùa Đông, việc đấu tranh nội tâm giữa việc “đi học hay ngủ tiếp” vì thế cũng xảy ra thường xuyên hơn. Vào những lúc đó hãy nghĩ rằng buổi học hôm nay cũng quan trọng như khi có bài kiểm tra, hoặc “chỉ cần bước ra ngoài trời tuyết mình sẽ hết buồn ngủ ngay”. Để giải quyết vấn đề nan giải này, bạn nên lưu ý việc chọn thuê nhà ngay từ đầu sao cho thuận tiện cả việc đi học lẫn làm thêm.
Nhận xét
Đăng nhận xét